
Tiếng đồn cô Bốn hát hay
Hát hay ta thưởng một hai cái thùng
Cái thùng bạn thưởng cho ta
Lấy chi đựng nước cho mẹ già uống ăn
Tất cả các giải Nobel Khoa học (Y khoa, Vật lý, Hoá học) đã về tay người Mỹ. Cả thế giới thán phục với đôi chút ghen tị. Tại sao lại chỉ có người Mỹ?
Trong năm người chia nhau ba giải Nobel về Khoa học, ba người đang giảng dạy và nghiên cứu cho các trường đại học tại California.
Trong khi websites của một số trường đại học lớn vẫn im lặng như không hề có giải Nobel trên thế giới này thì Stanford hoan hỉ tưng bừng loan báo 2 giáo sư, một lãnh trọn giải Nobel về Hoá (nhưng thật ra về Sinh Hoá, BioChem) và một chia đôi giải về Y học với một vị giáo sư khác ở đại học Y khoa UMass.
Như vậy Stanford đã ôm một nửa số giải Nobel Khoa học 2006 (1.5/3) của thế giới. Hai vị giáo sư của Stanford lãnh giải Nobel lần này đang giảng dạy cho trường Y khoa Stanford. Không khí tại trường Y khoa ngập tràn niềm vui, đi đâu sinh viên cũng nói về giải Nobel.
Cùng với Stanford, Berkeley hân hoan loan báo một giáo sư của mình lãnh một nửa giải thưởng Nobel về Vật lý. Hai phần ba (2/3) các giải Nobel Khoa học thuộc về Stanford và Berkeley. Cả nước Mỹ trầm trồ thán phục California.
Không những MIT, Harvard mà Yale, Johns Hopkins và Priceton cũng sẽ phải đặt câu hỏi tại sao? Chúng ta hãy thử tóm tắt về những công trình nghiên cứu đoạt giải thưởng kỳ này, tiểu sử một số nhà khoa học đoạt giải và trả lời câu hỏi tại sao các đại học của California thành công đến thế.
Về Y học
Andrew Fire và Craig Mello đã cùng nhau chia đôi giải Nobel 2006 vì đã khám phá việc truyền thông tin di truyền trong một tế bào. Họ tìm ra một cơ chế có thể ngăn chặn các yếu tố di truyền sai lạc hoạt động, dọn đường cho việc chế tạo các loại thuốc mới chống lại bệnh tật như tiểu đường, AIDS… Một nền tảng lý thuyết về cơ chế ngăn chặn sẽ giúp tìm ra các phương thuốc chữa bệnh. Hiện nay các hãng Hoá Dược đang đổ rất nhiều tiền của để nghiên cứu những phương thuốc điều trị ứng dụng những hiểu biết này.
Andrew Fire sinh ra tại Stanford Hospital (1959) California, theo học Toán tại Berkeley nhưng sau đó ông thấy rằng Toán học chẳng qua là để cho vui, ông dự đoán kỷ nguyên sắp tới sẽ là kỷ nguyên của Sinh học. Là một học sinh rất giỏi, ông được Berkeley nhận vào lúc mới 16 tuổi. Trong khi lấy những lớp Toán dồn dập để hoàn thành chương trình Cử nhân trong 3 năm ông cũng đồng thời lấy những lớp về Sinh Hoá và người ta thấy ông suốt ngày cặm cụi nghiên cứu trong các phòng lab.
Năm 19 tuổi, tốt nghiệp Berkeley với bằng Cử nhân Toán, ông được MIT nhận vào học Ph.D (Tiến sĩ) Sinh học rồi nghiên cứu Post-Doc (Sau Tiến sĩ) tại đại học Cambridge bên Anh. Ra trường ông về làm việc cho Viện nghiên cứu Carnegie ở Washington, D.C. Sau đó ông được mời giảng dạy và nghiên cứu tại đại học Stanford. Thông thường các công trình nghiên cứu sau khi đăng tải trên những tạp chí uy tín như Nature và Science thường mất nhiều thập niên mới được các nhà trao tặng giải thưởng Nobel công nhận nhưng công trình chung của Andrew Fire (47 tuổi) và Craig Mello (46 tuổi)ỉ chỉ mất 8 năm, một thời gian rất ngắn để đi tới vinh quang ở lứa tuổi rất trẻ của các nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Về Vật lý
Hai nhà khoa học người Mỹ là John C. Mather, 60 tuổi, nghiên cứu Vật lý thiên văn học của NASA tại Maryland, cựu nghiên cứu sinh Ph.D tại đại học Berkeley và George F. Smoot 61 tuổi, cựu nghiên cứu sinh Ph.D tại đại học MIT, là giáo sư tại Đại học Berkeley, và đồng thời làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Berkeley đã chia nhau giải thưởng Nobel Vật lý 2006.
Giải được trao tặng do công quan sát và đo lường các tia vũ trụ nguyên thủy, giúp làm rõ lý thuyết hình thành vũ trụ Big Bang cách đây 14 tỉ năm. Công trình này được hoàn thành nhờ vào các dữ kiện thu được từ vệ tinh COBE của NASA năm 1989. Đây là vệ tinh cung cấp một thước đo chính xác về các tia này mà theo các nhà khoa học chúng vẫn tồn tại ở quanh ta sau vụ nổ Big Bang.
Về Hoá học
Roger D. Kornberg, cựu nghiên cứu sinh Ph.D tại Stanford và hiện là giáo sư đang giảng dạy tại đại học này. Công trình của ông mô tả chi tiết về cách thức các tế bào nhận thông tin di truyền để sản xuất protein và đã phải mất 20 năm để hoàn thành. Những rối loạn trong quá trình sao chép có liên quan đến nhiều căn bệnh như ung thư, bệnh tim... Hiểu được cách thức các tế bào nhận thông tin di truyền để sản xuất protein có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các phương pháp chữa bệnh sử dụng tế bào gốc. Roger Kornberg đang dẫn dắt một loạt các phòng lab của đại học Stanford gồm 50 sinh viên Ph.D cũng như Post-Doc làm việc. Cha ông đã đoạt giải Nobel Y học năm 1959 và cũng đã từng là giáo sư giảng dạy tại Stanford. Đây là trường hợp cha và con thứ 6 cùng đoạt giải Nobel.
Bây giờ hãy thử tìm hiểu tại sao các trưởng tại California lại bay cao đến như thế?
Việc các trường đại học California đang ngày càng có giá trị được nói tới đã lâu. Theo tạp chí Newsweek 2006 ấn bản quốc tế (international edition) trong 12 trường hàng đầu thế giới hiện nay thì chỉ riêng California đã có tới 5 trường là Stanford (hạng 2), Caltech (hạng 4), UC Berkeley (hạng 5), UC San Francisco (hạng 9), UCLA (hạng 12.) Trong số 12 trường đại học hàng đầu này thì 10 của Mỹ và 2 của Anh (Oxford hạng 8 và Cambridge hạng 6.)
Về các đại học kỹ thuật, Caltech (hạng 4) tại California đã qua mặt đại học lừng danh thế giới MIT (hạng 7.) Tạp chí Newsweek đã đánh giá các trường dựa vào số lượng giáo sư quốc tế và sinh viên nước ngoài vào, các công trình nghiên cứu được đăng tải trên những tạp chí uy tín nhất như Nature và Science, số lượng các nhà nghiên cứu hàng đầu đang giảng dạy đoạt giải thưởng Nobel và số sách cũng như tài liệu có trong thư viện.
Nhưng nguyên nhân thành công sâu xa nhất lại xảy ra cách đây 70 năm. Một vị giáo sư lúc đó của Stanford, Moffett Field, nhận thấy rằng: một trường đại học muốn trở nên lẫy lừng phải có một cái "base" (căn cứ địa) để trường nương tựa đi lên giống như một trường Y muốn nổi tiếng phải có một bệnh viện thật tốt cho các sinh viên thực tập. Năm 1939 ông đã thuyết phục William Hewlett và David Packard ở lại gần Stanford mở công ty "high-tech" đầu tiên Hewlett-Packard. Vùng đất mới này sau đó được gọi là Silicon Valley.
Các công ty tại Silicon Valley và các trường đại học Stanford và Berkeley đã hỗ trợ nhau. Các trường đại học này cung cấp tài năng, chất xám, các ý tưởng mới và ngược lại các công ty tại Silicon Valley cung cấp tài chánh cho các trường đại học nhằm mua sắm những trang thiết bị tối tân, mời gọi những tài năng cự phách về làm việc cho họ.
Song song theo đó, các căn cứ hải quân và không quân Mỹ, NASA, các phòng thí nghiệm quốc gia, các công ty dot.com, phần mềm, các nhà máy sản xuất chip điện tử tọa lạc tại Silicon Valley … đã biến thung lũng này thành một trung tâm nghiên cứu khoa học. Sự hưng thịnh đó đã tạo cho Silicon Valley nhiều tỷ phú nhất và đồng thời tạo ra một tiềm năng, một vốn liếng ủng hộ tài chánh cho Stanford & Berkeley.
Phần lớn những nhân tài xuất phát từ Stanford đã thành lập các công ty nổi tiếng như Yahoo, Ebay, Google ... và rồi Berkeley cũng tiếp sức đào tạo nhân tài cho vùng này. Có tiền, các trường đại học có thể chào mời được những ứng viên tài giỏi nhất. Và chính các tài năng này cũng nhận thấy tại Stanford và Berkeley – nhờ tiềm năng về kỹ thuật, tài chánh, kiến thức liên ngành… sẽ cung cấp cho họ những cơ hội quý giá nhất để toả sáng.
Những trình bày trên cho chúng ta một lưu ý khi nộp đơn vào đại học. Nên chăng các em học sinh hãy nhìn vào số lượng tiền mà trường sở hữu, ngành nghề mình định theo học, “căn cứ địa” của trường đại học mà mình sắp tới học và quan trọng hơn là những cơ hội làm việc sau khi ra trường.
No comments:
Post a Comment