
HÌNH BÌA ÑÖÏNG HOÀ SÔ THOÂNG BAÙO ÑÖÔÏC NHAÄN VAØO STANFORD
Taïm dòch: Vì taát caû nhöõng laàn baïn thöùc khuya laøm baøi cho ñuùng; thöïc haønh, luyeän taäp vaø laøm vieäc heát söùc mình; hoïc baøi vì baïn yeâu thích, chöù khoâng phaûi vì noù seõ coù trong baøi thi; chaáp nhaän ruûi ro thay vì theo con ñöôøng deã daøng; trao taëng thôøi giôø, taøi naêng vaø nhieät tình cho coâng vieäc thieän nguyeän; chuùng toâi voã tay hoan hoâ baïn
Ông Ba năm nay 30 tuổi, có đứa con gái 5 tuổi tên Kim rất nhanh nhẹn, cô luôn làm cho ông bất ngờ về những con số. Một hôm, nhân ngày sinh nhật anh của Kim, ông đùa vui nói chơi với con gái, “Hôm nay là sinh nhật anh Hai con, thằng này già khằng vì nó gấp đôi tuổi con.” Nghe vậy cô con gái vừa cười vừa nhẩn nha nói, “Ba cũng già quá đi vì tuổi của Ba gấp 6 lần tuổi con nhưng 20 năm nữa thì Ba “trẻ lại” chỉ còn gấp 2 lần tuổi con mà thôi.”
Hai năm sau ông qua thành phố kế bên để mua một cái tủ lạnh với giá on sale, khi ra ngoài đứa con gái nằng nặc nói rằng nếu cộng chung cả thuế ông đã bị tính hớ hơn $5, nhìn lại hoá đơn ông mới biết thành phố này thuộc County khác có mức thuế cao hơn thành phố nơi ông đang ở nên dẫn đến sự sai biệt này.
Rõ ràng, khi xuất hiện những con số trong đời sống, não bộ của Kim bắt đầu nắm bắt những thông tin này và không ngừng hoạt động. Ông ghi nhận tài năng và để ý theo dõi con. Kim thích ngồi đếm những đồng xu và im lặng xếp chúng vào với nhau. Hơn nữa em còn nhớ rõ số điện thoại của dì Út, cậu Năm và nhắc nhở Ba em về ngày sinh nhật của bà Nội.
Kim là một thí dụ về một học sinh sớm xuất hiện năng khiếu tính toán. Tương tự những cá nhân thông minh khác, Kim có những dấu hiệu bẩm sinh trổi vượt của mình. Ở những đứa trẻ như vậy, người ta nhận thấy có nhiều mức độ biểu lộ khác nhau và nhận thức được những dấu ấn này phải là một bước khởi đầu cần thiết. Một số tài năng trẻ đã không được chú ý đúng mức hay tệ hại hơn đã bị bỏ qua.
Nếu muốn năng khiếu được khám phá và nuôi nấng thích hợp thì gia đình và trường học trước tiên phải biết ghi nhận những dấu hiệu này.
Dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh
Đa số những học sinh nhận được điểm cao tại trường học hay trong các kỳ thi (SAT, ACT … ) là những em tài năng nhưng không phải là tất cả vì một số em nhờ vào siêng năng đã thành công trong học vấn. Ngược lại một số em thực sự có tài năng nhưng do môi trường gia đình (cha mẹ coi thường học hành) hay trường học (không được xếp đúng lớp) nên chỉ vẫn ở tình trạng trung bình và không được lưu ý. Do vậy, để khám phá ra được những tài năng toán học, một số thông tin cần được thu thập thêm trước khi đi đến một kết luận rõ ràng. Sau đây là một số dấu hiệu:
– Tính tò mò cao về những thông tin có liên quan đến những con số
– Hiểu biết và ứng dụng khái niệm toán học một cách nhanh nhẹn
– Khả năng trừu tượng hoá và nhận thức tương quan toán học cao
– Giải quyết một cách sáng tạo những vấn đề liên quan đến tính toán không theo một khuôn mẫu định sẵn hay nói rõ hơn không dựa vào những “bài toán mẫu.”
Theo phương pháp phân tích thống kê, người ta thấy rằng tỷ lệ những em có tài năng tính toán và có tiềm năng trở thành một học sinh giỏi chiếm khoảng 3% dân số.
Khó khăn của những em thông minh
Khi con cái có khả năng cao về học vấn, điều cần phải làm là cho chúng vào được những chương trình có tính thách đố tương xứng với tài năng nhưng vẫn giữ được tuổi thơ, vẫn được rong chơi và thụ hưởng niềm vui của cuộc sống như những em bình thường khác.
Trên thực tế, điều này không dễ dàng. Những em có khả năng cao thường hay ôm đồm nhiều việc và rất thích cạnh tranh với những em khác nên dành phần lớn thời gian cho công việc học hành mà quên việc hưởng thụ những niềm vui nho nhỏ của tuổi trẻ.
Ngoài ra các em còn gặp khó khăn trong lựa chọn nghề nghiệp vì có khả năng hoàn thành tốt được nhiều ngành học nên thường lưỡng lự. Người ta thấy có em chọn (và học xuất sắc) ba chuyên ngành (majors) khi theo học chương trình bậc Cử nhân.
Một trong những khó khăn đầu tiên của các em thông minh là không biết chọn môn gì khi lên đại học vì có thể thành công trong mọi ngành theo học. Bill Gates là một thí dụ, khi vào Harvard năm thứ nhất, cậu coi mình như một sinh viên Pre-Law (dự bị Luật) nhưng lại lấy những lớp Toán cao cấp nhất dành cho sinh viên năm đầu đại học và những lớp khác về Kinh tế Thương mại do muốn làm giầu. Ý tưởng muốn mở công ty phần mềm Microsoft bắt nguồn từ Paul Allen, một người bạn cùng trường trung học nhưng trên Bill Gates hai tuổi.
Không phải các em học giỏi đều thành công trong lãnh vực nghề nghiệp. Những nghiên cứu từ danh sách National Merit Scholars (Watley 1969), Presidential Scholars (Kaufmann, 1981) và các chương trình giáo dục tài năng (Kerr, 1985) đã xác nhận điều đó.
Một số việc phải làm khi có con thông minh
1. Tại trường tiểu học và trường phổ thông cấp 2 (trung học đệ nhất cấp)
– Khuyến khích sự tập trung làm việc như hoàn thành những dự án ở học đường
– Cho đọc sách về các danh nhân trong nhiều lãnh vực nghề nghiệp
– Để ý xem tài năng hay kỹ năng ở lãnh vực nào có vẻ nổi bật
2. Trung học
– Hạn chế những sinh hoạt ngoại khoá quá ôm đồm và chỉ tập trung vào vài hoạt động ưu tiên có lợi ích nhất.
– Cho quan sát thực tế và theo chân những nhà chuyên môn (Luật sư, Bác sĩ, Khoa học gia … ) để ghi nhận hoạt động của những ngành nghề định theo. Nên để các em suy nghĩ và lựa chọn ngành nghề chúng yêu thích.
– Khuyến khích em thăm các đại học và nhất là thăm ngành nghề định theo.
3. Đại học
– Thảo luận với cố vấn nhà trường về những ngành nghề định theo và ghi danh theo học lớp về chọn nghề
– Cẩn thận khi chọn lớp, đừng lấy quá nhiều chuyên ngành.
– Có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.
Điều quan trọng nhất là nên cộng tác với nhà trường khi họ xếp em vào những chương trình đặc biệt dành cho các tài năng. Với hệ thống tìm kiếm nhân tài của Hoa kỳ, chắc chắn những em học sinh giỏi sẽ có cơ hội toả sáng. Phụ huynh nên nghe theo khuyến cáo của họ.
Ngoài ra một số em có tài năng về một số lãnh vực chuyên môn khác như Viết văn thơ, vẽ, âm nhạc, nấu ăn hay thể thao … không được thảo luận trong bài viết này.
Nữ sinh thông minh
Mặc dù sống tại Hoa kỳ là nơi quyền bình đẳng nam nữ được thực hành, những em nữ sinh giỏi cũng thường cảm thấy mình không thể hiện được đầy đủ tài năng. Các em tuy có GPA cao hơn nhưng lại thường có điểm của các kỳ thi (SAT, ACT, MCAT, LSAT … ) thấp hơn các em nam sinh tài năng khác. Ngoài ra các em nữ thường dè dặt không lấy nhiều lớp Toán và Khoa học. Kết quả là cơ hội về ngành nghề trở nên hạn hẹp hơn (ngoại trừ 2 ngành Y khoa và Luật khoa.) Những em nữ sinh này sau đó trở thành người vợ và người mẹ, cả hai thiên chức này càng khiến họ rớt lại đằng sau so với những nam đồng nghiệp khác.
Để có thể thành công hơn, các nữ sinh thông minh cần mạo hiểm lấy thêm lớp khó và hiểu được những rào cản đi tới thành công của họ. (Smart Girls, Gifted Women (Kerr, 1985).)
Trong việc giáo dục những đứa con thông minh, khôn ngoan nhất vẫn là cho chúng học đầy đủ những môn phổ thông, cộng tác với nhà trường trong các chương trình dành cho tài năng, tìm một chương trình nhiều thách đố và hãy để chúng có tuổi thơ bên cạnh những bạn bè cùng trang lứa. Cuối cùng, mục đích cao nhất của giáo dục tài năng là chuẩn bị cho các em thành con người tử tế, có một nghề nghiệp như ý muốn và có được sự vui thích khi thực hành những nghề nghiệp đó.
No comments:
Post a Comment